Bỏng nắng là hiện tượng da tiếp xúc nhiều với ánh nắng mặt trời gây tổn thương bề mặt da dẫn đến da bị bỏng và trở nên bong tróc. Mặt dù khiến người bệnh cảm thấy đau rát, khó chịu ở vết bỏng nhưng bỏng nắng chỉ được xem là bỏng cấp độ một (mức độ nhẹ nhất) và hoàn toàn có thể điều trị tại nhà. Da của bạn có thể bị bỏng nếu đi nắng quá nhiều mà không được bảo vệ đúng cách bằng kem chống nắng và quần áo. Để giúp chữa lành và làm dịu da bị đỏ hoặc châm chích do cháy nắng, điều quan trọng là nên bắt đầu xử lý vết cháy nắng ngay khi bạn nhận thấy nó.
Các dấu hiệu và triệu chứng của cháy nắng từ mức độ nhẹ đến nặng bao gồm:
Da hồng hay đỏ.
Cảm thấy da ấm hoặc nóng khi chạm vào.
Đau hoặc rát.
Sưng.
Đầy mụn nước nhỏ, có thể vỡ.
Nhức đầu, sốt và mệt mỏi nếu bị cháy nắng bao gồm một khu vực lớn. Dưới đây là một số mẹo giúp giảm triệu chứng của bỏng nắng nhẹ bằng những nguyên liệu tự nhiên dễ kiếm nhưng vô cùng hiệu quả: 1. Nứoc mát hoặc nước đá : Khi vùng da trên cơ thể bị cháy nắng, chúng cần được làm mát càng sớm càng tốt, bạn có thể dùng nước mát( nhưng không quá lạnh) hoặc trùm nước đá vào khăn rồi lăn nhẹ lên vùng bỏng nắng( không dùng nước đá trực tiếp). cách này sẽ giúp hạ nhiệt cho cơ thể và giảm cơn đau. Nên nghỉ ngơi khoảng 5-10 phút sau khi đi nắng về rồi hãy thực hiện biện pháp trên 2. Nha đam: Nha đam chứa hoạt chất Polysaccharide có tác dụng phục hồi vùng da bị cháy nắng, giảm đau rát, và làm sáng da.
Chất gel từ bên trong nha đam này sẽ giúp giảm bớt sự khó chịu, tăng tốc độ chữa lành vết cháy nắng và giữ ẩm cho da.Tách 1 lá nha đam tươi, gọt vỏ rửa sạch.tiếp đó
cạo lấy phần nhựa trong ruột lá hoặc phần thịt và để vào ngăn mát tủ lạnh sau đó đắp lên vùng da bị cháy nắng, nhẹ nhàng massage khoảng 15 phút để nha đam thẩm thấu. cuối cùng rửa sạch lại với nước mát. 3. Mật ong: Mật ong có khả năng chống viêm, giảm cảm giác đau rát và ửng đỏ từ những vết cháy nắng trên da 1 cách nhanh chóng.Đắp mật ong lên vùng da bị cháy nắng với độ dày khoảng 1,5 cm và trải đều ra khắp bề mặt. Giữ nguyên khoảng 20 phút và rửa sạch lại với nước mát. 4.Bột yến mạch: Bột yến mạch có khả năng chữa cháy nắng hiệu quả nhờ tính chống Oxy hóa và kháng viêm cao, giúp làm dịu tình trạng da.Bạn hãy sử dụng bột yến mạch được nghiền mịn, pha vào bồn tắm với nước ấm và ngâm mình khoảng 15- 20 phút. Không sử dụng khăn lau khô để tránh làm tổn thương vùng da cháy nắng. Bạn có thể tắm với bột yến mạch 2 lần/ ngày. 5.sữa tươi: Trong thành phần của sữa tươi có chất béo, protein, vitamin và các khoáng chất thiết yếu giúp da mềm mịn hơn, đào thải các chất có hại cho da. Lấy một lượng sữa massge đều trên da khoảng 15 phút. Nên dùng sữa tươi không đường để tránh bị bắt nắng. 6.Trà xanh: Các loại trà từ trà tươi đến trà khô đều chứa nhiều chất catechin và flavonoid, có tác dụng xoa dịu các cảm giác nóng, rát do cháy nắng. Các chống oxy hóa có tác dụng ngăn ngừa cháy nắng và ung thư da. Dùng bông tẩm nước trà chấm vào vùng da bị bỏng, hoặc lấy bột trà xanh pha với sữa tươi vừa làm dịu và sáng da. 7.sữa chua: Sữa chua với men và probiotics có thể chữa cháy nắng cho da bạn một cách dịu nhẹ. Ngoài ra, sữa chua không đường còn có thể giúp tạo ra chất kháng sinh, có khả năng tái tạo da, làm lành các vết thương trên bề mặt da như sẹo, rỗ, vết cháy nắng. Bôi trực tiếp lên da massage 20 phút rồi rửa lại với nuớc. 8. baking soda: Baking Soda có tính kháng kiềm giúp xoa dịu nhanh những cơn đau rát. Baking Soda có khả năng sát khuẩn giúp làm dịu da, chữa lành các tổn thương da hiệu quả. cho 1 vài muỗng baking soda vào nước tắm hoặc hòa với nước, sữa bôi trực tiếp lên da 9. Uống nhiều nước: khi da bị cháy nắng là lúc da đang bị mất nước, da sẽ trở nên khô hơn.uống nhiều nước khi da bị cháy nắng để cấp nước cho cơ thể. Tuy nhiên, thay vì xử lí vết bỏng do nắng, bạn nên bảo vệ da tối đa để tránh không bị bỏng, cháy nắng bằng các cách sau:
* Tránh tiếp xúc nhiều với ánh nắng mặt trời, nhất là vào thời gian từ 10 giờ sáng đến 4 giờ chiều vì lúc này tia cực tím luôn túc trực và có thể làm hại đến da bất cứ lúc nào.
* Tìm kiếm bóng mát để sinh hoạt khi ra ngoài trời.
*Sử dụng quần áo tay dài, khẩu trang, găng tay, vớ, nón, kính mắt… để bảo vệ da khi cần thiết phải ra ngoài.
+ Sử dụng kem chống có chỉ số SPF 50+ và thoa trước khi ra ngoài khoảng 30 phút
Nếu da bạn bị bỏng nắng ở cấp độ nặng như bong tróc, phồng rộp, nổi mụn nước. Hãy sử dụng các loại kem dưỡng có thành phần làm mát, kem kháng viêm hoặc đến bệnh viện da liễu để được tư vấn.